Nữ ca sĩ Park Bo Ram qua đời ở tuổi 30
Đối với Nguyễn Bảo Minh (Trường THPT Hồng Bàng), về nhất cự ly 3km nam THPT là lời chúc ý nghĩa nhất nhân ngày Nhà giáo Việt Nam: "Em chúc thầy cô ngày càng nhiều sức khỏe và luôn tâm huyết với nghề để đào tạo nên một thế hệ trẻ toàn diện, có ích cho đất nước".Căn hộ khan hiếm, giá cho thuê tăng mạnh
Vị trí thủ môn và vị trí hậu vệ trái là những vị trí đang cần người của đội tuyển Việt Nam. Đội bóng của HLV Kim Sang-sik có thủ thành Nguyễn Đình Triệu nhận giải thủ môn xuất sắc nhất AFF Cup 2024. Tuy nhiên, chính bản thân Đình Triệu thừa nhận anh khó trụ lâu ở đội tuyển, vì vấn đề tuổi tác. Đình Triệu năm nay đã bước sang tuổi 34, khó duy trì phong độ cao, thể lực tốt trong thời gian dài, nhất là duy trì sự dẻo dai ở cấp độ đội tuyển quốc gia vốn rất khắc nghiệt.Trong khi đó, thủ môn Nguyễn Filip bắt đầu có dấu hiệu chững lại, trong khi thủ môn còn lại của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup là Trần Trung Kiên còn quá trẻ. Trong bối cảnh đó, đội tuyển Việt Nam luôn cần có thêm sự bổ sung nhân sự ở vị trí thủ môn. Vì thế, thủ thành Patrik Lê Giang sẽ là nhân tố được HLV Kim Sang-sik chú ý.Patrik Lê Giang là thủ thành ổn định hàng đầu tại V-League trong 2 – 3 mùa giải qua. Về thể hình (1,88 m), về năng lực chuyên môn, Patrik Lê Giang đều đảm bảo. Điều quan trọng tiếp theo là thủ thành này đang khao khát thành công, sẽ tạo động lực để anh phấn đấu không ngừng nếu được khoác áo đội tuyển quốc gia. Vấn đề của Patrik Lê Giang là anh vẫn chưa có quốc tịch Việt Nam. Trong năm 2025, thủ môn này mong được nhận được quốc tịch, cũng như tiếp tục phấn đấu để giữ vững phong độ ở giải trong nước. Khả năng rất cao nếu Patrik Lê Giang được nhập tịch Việt Nam, HLV Kim Sang-sik sẽ trao cơ hội cho thủ thành đang khoác áo CLB TP.HCM được khoác áo đội tuyển quốc gia, ở chiến dịch vòng loại thứ 3 Asian Cup 2025.Gương mặt cầu thủ Việt kiều khác cũng đang được chú ý là hậu vệ cánh trái Jason Quang Vinh. Vị trí hậu vệ cánh trái cũng là nơi mà đội tuyển Việt Nam đang cần người. Kể từ sau khi Đoàn Văn Hậu chấn thương dài hại, chưa hậu vệ nào tạo được sự an tâm hoàn toàn nơi cánh trái của đội tuyển quốc gia.Khuất Văn Khang là người được thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh trái nhiều nhất, từ thời HLV Philippe Troussier cho đến thời HLV Kim Sang-sik. Tuy nhiên, Khuất Văn Khang cũng là cầu thủ để lại nhiều sự thất vọng nhất ở vị trí này. Còn tại AFF Cup 2024, Nguyễn Văn Vĩ thường xuyên được thi đấu chính thức nơi hành lang trái. Văn Vĩ chơi không tệ, nhưng một mình Văn Vĩ là chưa đủ, đội tuyển Việt Nam cần thêm phương án khác bên cánh này, thứ nhất để chia sẻ gánh nặng cho Văn Vĩ, thứ nhì để tăng sự đa dạng trong lối chơi.Jason Quang Vinh có thể là sự lựa chọn phù hợp để bổ sung cho cánh trái của đội tuyển. Cầu thủ này có thể hình khá (1,77 m), có kinh nghiệm thi đấu chuyên nghiệp tại Pháp lẫn tại Việt Nam. Nếu quá trình nhập tịch của 2 cầu thủ Việt kiều nói trên thuận lợi, Jason Quang Vinh và Patrik Lê Giang có thể sẽ là những nhân tố mới của đội tuyển quốc gia trong năm mới. Về mặt chuyên môn, họ đủ sức khoác áo đội tuyển Việt Nam, có thể đóng góp cho chiến dịch vòng loại thứ ba Asian Cup 2027 của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik.
Tạ lỗi với dòng sông
"Đó là khung cảnh nhộn nhịp của kẻ bán người mua ngay trên sông. Người mua ở xuồng này, đưa tay ra để nhận bánh tét, trái cây từ người bán đang ngồi trên xuồng khác. Nhóm chúng mình có 6 người, thì tất cả đều nhận định chuyến đi chợ nổi là kỷ niệm khó có thể quên", Tài kể.
Ngày 9.1, UBND Q.10 (TP.HCM) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025. Theo báo cáo, năm 2024, Q.10 thu ngân sách đạt hơn 2.996 tỉ đồng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt khoảng 98%. Về chương trình nhà ở và phát triển đô thị, UBND Q.10 tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu dự án chỉnh trang và phát triển đô thị đảm bảo đúng, vượt tiến độ, an toàn, hiệu quả. Q.10 đã tổ chức làm việc với Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn liên quan dự án chung cư Nguyễn Kim - Khu B (P.7), đề xuất UBND TP.HCM và Sở Xây dựng xem xét giải quyết các khó khăn, vướng mắc của dự án.Về dự án chỉnh trang đô thị, xây dựng mới cụm chung cư Ngô Gia Tự tại P.2, UBND Q.10 phối hợp các cơ quan chức năng khác để triển khai công việc theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM. Q.10 tiếp tục theo dõi việc kiến nghị thành phố bố trí vốn để thực hiện kiểm định 25 lô chung cư cũ xây dựng trước năm 1975 với tổng mức kinh phí đầu tư là 4,6 tỉ đồng. Báo cáo về nhu cầu không sử dụng và đề xuất UBND TP.HCM xử lý 100 căn hộ có mục tiêu phục vụ tái định cư tại dự án khu căn hộ - trung tâm thương mại dịch vụ Đông Dương (334 Tô Hiến Thành, P.14). Đáng chú ý, Q.10 đã cho xây dựng khu ẩm thực và mua sắm Hòa Hảo tại P.2 nhằm giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phát triển kinh tế địa phương. Tại hội nghị, đại diện UBND P.2 cho biết, chung cư A, B Ngô Gia Tự được xây dựng và hoàn thành vào năm 2010 - 2013, phần lớn người dân sinh sống chủ yếu là buôn bán thức ăn, nước giải khát nhỏ lẻ. Người dân sử dụng vỉa hè xung quanh chung cư để mua bán dẫn đến mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự xung quanh khu vực. Ngoài ra, khu vực sân chung giữa 2 chung cư và một số hạng mục khác cũng bị xuống cấp nhiều, gây mất vệ sinh môi trường.Trước tình hình trên, UBND P.2 cùng Ban Quản trị 2 chung cư A, B Ngô Gia Tự đã lên phương án xây dựng, chỉnh trang bố trí các quầy hàng kinh doanh ẩm thực và các sản phẩm lưu niệm xung quanh 2 cao ốc với tên gọi "Khu ẩm thực và mua sắm Hòa Hảo".Khu ẩm thực và mua sắm Hòa Hảo là phương án vừa đảm bảo cuộc sống mưu sinh của người dân, vừa góp phần cải thiện mỹ quan đô thị, đảm bảo trật tự lòng lề đường và vệ sinh môi trường tại khu vực.Ngày 18.12, khu ẩm thực và mua sắm Hòa Hảo được ra mắt và đi vào hoạt động với hơn 75 gian hàng ẩm thực và các gian hàng sản phẩm lưu niệm, sản phẩm bình ổn giá chất lượng cao. Bí thư Quận ủy Q.10 Lê Văn Minh đánh giá công tác thực hiện nhiệm vụ năm 2024 đã được toàn thể chính quyền và người dân Q.10 cùng phấn đấu để đạt được các kết quả khả quan. Trong thời gian từ giờ cho đến tết, ông Minh đề nghị Q.10 cùng nhau tiếp tục đảm bảo công việc, có nhiều hoạt động đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống người dân.
Xe điện Vespa có bản độ cực chất, chỉ sản xuất 99 chiếc
Bạn đọc tuanduong1958@gmail.com nêu: "Số lượng cá nhân dạy thêm tại nhà trong thời gian dài vừa qua có thu nhập khá cao nhưng không nộp thuế thu nhập gây mất bình đẳng với nhiều người nộp thuế. Địa phương nên kiểm tra theo quy định mới là dạy thêm học thêm phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế thu nhập".Phụ huynh leminh cho rằng cần "công bố số đường dây nóng xử lý dạy thêm tại các địa phương, để người dân phản ánh".Tài khoản Lão Bản viết: "Dạy thêm, học thêm đã từ lâu trở thành một trào lưu xã hội và là nguồn thu nhập chính của nhiều giáo viên nên chắc chắn sẽ có nhiều sự biến tướng sau khi Thông tư 29 có hiệu lực, vì vậy cần tăng cường kiểm tra, giám sát để thông tư có hiệu quả".Phụ huynh Kien Le thẳng thắn: "Tại sao giáo viên để học sinh mất kiến thức phải học thêm ngay từ cấp tiểu học?... Thông tư 29 ra đời dù trễ nhưng thiết nghĩ cũng đã đến lúc cần thiết để các con có được cái gọi là tuổi thơ, hạnh phúc bên gia đình cũng như sự công bằng trong lớp học".Bạn đọc Ha Nguyen tán đồng: "Bậc tiểu học chấm dứt tình trạng dạy thêm là hoàn toàn đúng. Nhiều giáo viên trong lớp và tại các trường ép các cháu học thêm. Hoan nghênh cấm nạn dạy thêm".Người đọc tên Khánh nguyễn trích dẫn lại những ý kiến trong bài viết của Báo Thanh Niên về quản lý như thế nào sau ngày 14.2.2025 khi Thông tư 29 dạy thêm học thêm chính thức có hiệu lực: "Nhiều giáo viên đặt vấn đề xin thuê phòng ở trung tâm để mở lớp dạy thêm, hoặc tìm hiểu xem họ có thể kết hợp với trung tâm để hợp thức hóa lớp dạy thêm của mình hay không... Một chủ trung tâm chuyên luyện thi đánh giá năng lực ở TP.HCM cho biết: "Nhiều thầy cô còn tìm tới trung tâm để đặt vấn đề nhằm lấy trung tâm làm vỏ bọc để duy trì việc dạy thêm của mình"... Một số thầy cô trường công có thể tìm chiêu để lách Thông tư 29, như từ dạy tại nhà đầu quân về trung tâm. Khi đó giáo viên có thể tuồn đề thi vào trung tâm và gợi ý học sinh đăng ký học với giáo viên khác nhưng vẫn được biết trước đề. Thậm chí, sau này các thầy cô có thể tìm cách tự mở trung tâm để thực hiện điều này bài bản hơn. Còn nhiều kẽ hở mà Thông tư chưa thể đề cập hết. Rất mong các cơ quan quản lý tiếp tục bổ sung và duy trì nghiêm lâu dài chứ đừng kiểu 'bắt cóc bỏ đĩa'".Phụ huynh Thành Phạm chia sẻ: "Hình như các cô, thầy đã từng có dạy thêm để thu tiền học sinh thì có băn khoăn về việc cấm dạy thêm học thêm chứ như tôi là một phụ huynh thì việc Bộ GD-ĐT cấm việc dạy thêm học thêm có thu tiền của học sinh mình dạy chính khóa là hoàn toàn đúng. Các cô, thầy muốn dạy ở đâu là quyền của các thầy, cô. Còn các trung tâm tổ chức dạy ở đây có đăng ký kinh doanh, có nộp thuế thì ai cũng có quyền lao động để kiếm tiền mà".Người đọc với tài khoản là Ba Lê cho rằng việc quản lý kiểm tra dạy thêm học thêm là chưa đủ. Bên cạnh đó cơ quan chức năng phải kiểm tra việc liên doanh liên kết của các cơ sở giáo dục với các trung tâm dạy các môn như tiếng Anh bản ngữ, kỹ năng sống, bởi "tôi thấy không có tác dụng gì, chỉ làm gánh nặng cho phụ huynh thôi".Ở góc nhìn khác về dạy thêm học thêm, tài khoản Ngọc Thành Sử chia sẻ: "Cấm dạy thêm, thầy cô khó một, phụ huynh khó mười. Nhà quản lý cắt ngọn mà không trị gốc, chương trình nặng nề, thay đổi liên tục, thực tế nếu không có thầy cô kèm thêm thì phụ huynh rất khó để hướng dẫn các em thêm ở nhà, vì xưa cha mẹ học khác, giờ còn học khác. Cần xem xét thấu đáo nhu cầu thực tế của người dân về việc dạy thêm, học thêm...".Còn bạn đọc Dang Bao tâm tư: "Mỗi năm mỗi đổi sách giáo khoa đổi chương trình dạy học riết giáo viên và học sinh giống như lạc vào mê cung. Nếu như lương giáo viên cao thì không ai cần dạy thêm cả và chương trình học của học sinh thay đổi liên tục khiến các cháu không bắt kịp. Chính vì vậy mà phải học thêm...".